Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng tháng hành động về An toàn lao động năm 2017

04/Th4/2017 3:30 chiều

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Tổng Công ty Sông Đà về việc Tổ chức Hưởng ứng tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1 năm 2017 với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Được sự đồng ý và chỉ đạo của Đảng bộ Công ty, ban lãnh đạo Công ty, các tổ chức trong Công ty thì hôm nay đây ban tổ chức chúng tôi tổ chức Lễ phát động Hưởng ứng tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1 năm 2017.

Tổng giám đốc Công ty (Thứ 3 Bên phải sang) cùng CBCNV Công ty.

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1 năm 2017 diễn ra với mục đích và yêu cầu sau:

Về Mục đích: Nâng cao nhận thức và thực thi có hiệu quả Luật an toàn vệ sinh lao động (Số: 84/2015/QH ngày 25 tháng 6 năm 2015) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với các cấp, các nghành và người sử dụng lao động, người lao động trong doanh nghiệp nhằm chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, tài sản của doanh nghiệp, nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và ổn định an ninh chính trị trên địa bàn.

Và Yêu cầu:

  1. Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động phải thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động trong cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động.
  2. Các hoạt động của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động phải đi vào chiều sâu, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, đặc biệt là tập trung hướng về các tổ, bộ phận có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn LĐ-PCCN.

Vì những mục đích và yêu cầu trên nên chúng ta cần nâng cao tầm quan trọng của công tác tổ chức hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động.

Ngày 20/2/2017 Bộ lao động thương binh xã hội có thông tư số: 02/2017/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động.

Và có nêu rõ: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh

Duy trì các hoạt động thường xuyên về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

  1. a) Xây dựng và triển khai các chương trình hành động cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh;
  2. b) Xây dựng, rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình làm việc an toàn; tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng máy, thiết bị, từng phân xưởng, tổ, đội để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  3. c) Rà soát, tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin và tư vấn, hướng dẫn cho người lao động biết cách tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; rà soát, thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  4. d) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, quan trắc môi trường lao động.

đ) Tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, thực hành sơ cấp cứu; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ký giao ước thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong các phân xưởng, tổ, đội phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, cơ sở. (B.c các đ.c Cty đang có KH huấn luyện an toàn điện cho những CBCNV làm việc liên quan đến điện và trong huấn luyện này sẽ có các nội dung trên)

  1. e) Khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị, cơ sở; tổ chức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động cho các tập thể, cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ có nội dung lồng ghép tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện của cơ sở.

Trong những năm qua đơn vị chúng ta chưa để xẩy ra 1 trường hợp nào mất an toàn lao động dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nhưng không vì thế mà dẫn tới chủ quan, mất cảnh giác.

Do đó để triển khai tốt công tác An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ trong năm 2017 và những năm tiếp theo đạt kết quả tốt, Hội đồng BHLĐ Công ty đề xuất đưa ra nội dung chương trình hành động cụ thể tới toàn bộ cán bộ công nhân viên như sau:

  1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác ATVSLĐ – PCCN, đẩy mạnh các hoạt động cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, hướng tới “ Xây dựng và phát triển văn hóa an toàn lao động”, Văn hóa danh nghiệp, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội bền vững
  2. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động sâu rộng trong đội ngũ CBCNV. Lấy hoạt động của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động làm cao trào cho quá trình thực hiện, chấp hành công tác ATVSLĐ – PCCN xuyên suốt trong năm của Công ty.
  3. Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thường xuyên và đột xuất đến CBCNV Công ty, tổ chức họp định kỳ, hàng tháng kiểm điểm công tác ATVSLĐ-PCCN.
  4. Kiểm tra, điều kiện làm việc, lắng nghe và tập hợp các kiến nghị của người lao động cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV Công ty.
  5. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc lao động, giảm ô nhiễm môi trường lao động ngăn ngừa tai nạn lao động.
  6. Chăm sóc sức khỏe người lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố độc hại, gây bệnh nghề nghiệp và tổ chức kiểm tra đánh giá môi trường lao động, đề ra và triển khai kịp thời biện pháp khắc phục.
  7. Vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động cho người làm việc.Yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ – VSLĐ theo quy định.
  8. Công tác huấn luyện, biên soạn đề cương giảng dạy phù hợp với nghành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty.
  9. Tập huấn cho người lao động, lập đầy đủ các nội quy, quy trình vận hành an toàn các loại máy, hệ thống thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như: Tổ máy tua bine thuỷ điện, hệ thống khí nén, hệ thống PCCC, cầu trục gian máy, trạm phân phối điện 110kV, tuyến đường dây 110 kV,6,3 kV, máy cắt , dao cách ly 110kV, Cầu trục chân dê đập tràn, tuyến đường ống áp lực… Đối với hệ thống truyền tải đường dây 110kV kiểm tra theo dõi hệ thống tiếp địa, chống sét , phát tuyến đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.
  10. Trau dồi những kiến thức cơ bản cho người lao động, điều kiện lao động các yếu tố nguy hiểm độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng ngừa. Cách xử lý những tình huống và các phương pháp sơ cứu người bị tai nạn, trang bị cách sử dụng và bảo quản các phương pháp bảo hộ cá nhân người lao động.
  11. Đổi mới phát huy và tăng cường hoạt động mạng lưới ATVSV, lực lượng PCCC theo đúng yêu cầu và chức năng nhiệm vụ. Kiểm tra các phương tiện PCCC, tiêu lệnh nội quy đầy đủ và phù hợp với từng nơi sản xuất, thường xuyên kiểm tra và chế độ vận hành hệ thống bơm nước cứu hỏa PCCC, theo quy định của Công ty và vào sổ theo dõi.
  12. Tham gia các cuộc thi, diễn tập do địa phương và Cơ quan tổ chức, tuyên truyền các nội quy, quy định về an toàn lao động đã được ban hành: An toàn về điện, an toàn trong vận hành,
  13. Tiến hành lập kế hoạch dự trù mua trang bị quần áo BHLĐ năm 2016. Thường xuyên nhắc nhở người lao động phải bảo quản, sự dụng đúng cách các phương tiện BHLĐ đã được cấp,
  14. Huấn luyện ATVSLĐ – PCCN thường xuyên theo định kỳ cho CBCNV tại Công ty. Thực hiện báo cáo tình hình TNLĐ ở đơn vị (dù có xẩy ra hoặc không xẩy ra) Năm 2018 là đến kỳ huấn luyện.
  15. Duy trì tinh thần của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, đưa công tác ATVSLĐ-PCCN trở thành hoạt động thường xuyên và thiết thực trong mọi môi trường hoạt động sản xuất.