,

Khai giảng lớp huấn luyện An toàn lao động – Vệ sinh lao động

29/Th3/2018 7:21 sáng

      Nhằm đảm bảo An toàn lao động – Vệ sinh lao động cho người lao động, Ngày 24/06/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực từ 01/07/2016.

      Ngày 29 tháng 3 năm 2018, Công ty cổ phần Thủy điện Hương Sơn đã tổ chức khai giảng các lớp an toàn lao động do giảng viên Trường cao đẳng Nghề Hà Tĩnh trực tiếp giảng dạy.

Đồng chí Nguyễn Huy Tuấn – Phó TGĐ Phụ trách phát biểu tại khóa học

Một số nội dung chính tại khóa học:

An toàn lao động:

  • Là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. Bao gồm những nội dung về kỹ thuật an toàn, chính sách pháp luật về an toàn.
  • Mục tiêu của an toàn lao động là phòng ngừa yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động.

Vệ sinh lao động:

  • Là hệ thống các biện pháp và phương tiện nhằm phòng ngừa tác động của yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Mục tiêu của vệ sinh lao động là bảo vệ sức khỏe người lao động.
  • Người lao động khi làm việc sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện lao động, trong đó có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao động, có thể gây ra tai nạn lao động, ảnh hưỏng xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó cần phải được bảo vệ tránh những tác động của các yếu tố này.
  • Các yếu tố điều kiện lao động là tồn tại khách quan. Do đó bảo hộ lao động là yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuẩt kinh doanh.

Công tác AT-VSLĐ có mục đích :

  • Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
  • Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
  • Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

Ý nghĩa công tác AT-VSLĐ :

  • Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
  • Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội,
  • Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v…

Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.

Nguồn: Phòng QLKT-CN