CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CP THỦY ĐIỆN HƯƠNG SƠN
03/Th12/2014 2:30 chiềuCơ cấu tổ chức Công ty cổ phần thủy điện Hương Sơn:
Là Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các quy định hiện hành, Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty cổ phần thủy điện Hương Sơn bao gồm:
———————————————————————————————-
* ĐẢNG BỘ CÔNG TY:
1. Đồng chí: Nguyễn Huy Tuấn – Bí thư Đảng bộ
Sinh năm: 1971
Nghề nghiệp: Cử nhân tài chính kế toán
Quê quán: Thượng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
2. Đồng chí: Nguyễn Danh Công – Phó Bí Thư
Sinh năm: 1988
Nghề nghiệp: Thạc sĩ Kinh tế
Quê quán: Sơn Quang – Hương Sơn – Hà Tĩnh
3. Ủy viên Ban chấp hành: 03 đồng chí
4. Tổ chức đảng: 02 Chi bộ (Chi bộ Văn Phòng và Chi bộ Nhà máy)
5. Tổng số Đảng viên: 25 đồng chí
———————————————————————————————-
* HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1. Ông Nguyễn Thanh Hải – Chủ tịch HĐQT
2. Ông Nguyễn Bá Thiên – Thành viên HĐQT
3. Bà Trần Thị Kim Thoa – Thành viên HĐQT
4. Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy – Thành viên HĐQT
5. Ông Nguyễn Đình Toàn – Thành viên HĐQT
6. Bà Nguyễn Thị Minh – Thành viên HĐQT
7. Ông Nguyễn Huy Tuấn – Thành viên HĐQT
———————————————————————————————-
* BAN KIỂM SOÁT:
1. Ông Bùi Văn Minh – Trưởng ban kiểm soát
2. Ông Nguyễn Thế Tuấn – Thành viên Ban kiểm soát
3. Ông Lê Hồng Sơn – Thành viên Ban kiểm soát
———————————————————————————————-
* BAN TỔNG GIÁM ĐỐC:
1. Ông Phạm Tiến Dũng – Tổng giám đốc
2. Ông Nguyễn Huy Tuấn – Phó Tổng giám đốc
3. Ông Nguyễn Văn Hiệp – Kế toán trưởng
———————————————————————————————-
* CÔNG ĐOÀN:
1. Ông Nguyễn Văn Hiệp – Kế toán trưởng – Chủ tịch Công đoàn
2. Các Ủy viên Công đoàn
———————————————————————————————-
* CÁC PHÒNG, BỘ PHẬN
** Phòng Tổ chức – Hành chính:
1. Ông Nguyễn Danh Công – Trưởng phòng
Sinh năm: 1988
Nghề nghiệp: Thạc sĩ Kinh tế
Quê quán: Hương Sơn – Hà Tĩnh.
2. Ông Hoàng Ngọc Thái – Nhân viên
Sinh năm: 1983
Nghề nghiệp: Cử nhân kế toán
Quê quán: Đức Thọ – Hà Tĩnh.
3. Và các nhân viên bảo vệ – cấp dưỡng
** Phòng Quản lý Kỹ thuật – Công nghệ:
1. Ông Lê Văn Chiến – Phó Trưởng phòng
Sinh năm: 1983
Nghề nghiệp: Kỹ sư điện
Quê quán: Anh Sơn – Nghệ An
2. Ông Phan Quân Lĩnh – Nhân viên
Sinh năm: 1983
Nghề nghiệp: Công nhân trắc địa
Quê quán: Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh
3. Tổ QLVH đường dây gồm 5 thành viên;
** Phòng Tài chính Kế toán – Kinh tế:
1. Ông Nguyễn Văn Hiệp – Trưởng phòng
Sinh năm: 1983
Nghề nghiệp: Thạc sĩ Kinh tế
Quê quán: Lộc Hà – Hà Tĩnh
2. Ông Nguyễn Văn Thành – Phó Phòng (Phụ trách Kinh tế)
Sinh năm: 1980
Nghề nghiệp: Cử nhân Mỏ địa chất
Quê quán: Hưng Nguyên – Nghệ An
** Bộ phận Nhà máy: CNVH, Tổ kỹ thuật; Tổ Quản lý khu vực đầu mối .
1. Ông Ngô Xuân Mạnh – Quản đốc Nhà máy
Sinh năm: 1980
Nghề nghiệp: Kỹ sư điện
Quê quán: Nghệ An
2. Ông Nguyễn Bá Năng – Phó Quản đốc
Sinh năm: 1979
Nghề nghiệp: Kỹ sư điện
Quê quán: Hưng Yên
** Phòng Quản lý Dự án:
1. Ông Nguyễn Văn Thành – Trưởng phòng
Sinh năm: 1980
Nghề nghiệp: Kỹ sư Mỏ địa chất
Quê quán: Hưng Nguyên – Nghệ An
2. Ông Võ Đình Hội – Phó phòng
Sinh năm: 1980
Nghề nghiệp: Kỹ sư Thủy lợi
Quê quán: Đô Lương – Nghệ An
———————————————————————————————————————————————————
Chức năng nhiệm vụ các Phòng – Bộ phận:
* Phòng Tổ chức hành chính.
Giúp việc cho Tổng giám đốc về các nội dung sau:
– Nghiên cứu chiến lược, đề xuất các chính sách phát triển nguồn nhân lực, công tác cán bộ cho đơn vị trình TGĐ và HĐQT phê duyệt;
– Thực hiện các chế độ chính sách và quyền lợi cho người lao động: BHXH, BHYT..theo quy định Pháp luật;
– Soạn thảo các nội quy, quy chế và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị trình phê duyệt;
– Tập hợp thông tin, soạn thảo các văn bản hành chính và pháp quy; tổ chức các công tác văn thư, lưu trữ;
– Thực hiện công tác quản lý hành chính, nhà ỏ, cở sở vật chất, tài sản phục vụ công tác điều hành của Công ty, mua sắm thiết bị van phòng, đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc điện nước toàn Công ty;
– Tham mưu lãnh đạo trong công tác đối nội, đối ngoại; tổ chức tiếp khách, hội nghị…;
– Quản lý việc sử dụng con dấu theo quy định Pháp luật và đơn vị;
– Thực hiện kiểm tra, tổ chức thanh tra, giải quyết các đơn khiếu nại;
– Tổ chức quản lý và triển khai công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong Công ty;
– Là đầu mối để có các kiến nghị điều chỉnh, sửa đối điều lệ; tư vấn cho HĐQT và TGĐ trong công tác pháp chế
* Phòng Tài chính Kế Toán – Kinh tế:
Giúp việc cho TGĐ về các nội dung sau:
– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các công tác tài chính tháng, quý, năm;
– Tham gia đàm phán hợp đồng theo chúc năng, làm các thủ tục soạn thảo Hợp đồng và thanh toán hợp đồng;
– Dự thảo các quy định về quản lý tài chính kế toán nội bộ;
– Quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng. Thực hiện lập bảng lương và trả lương cho CBCNV, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, BHXH và các khoản nộp khác của Công ty;
– Lập dự toán chi phí, chi từ nguồn theo dự toán. Quản lý, theo dõi, báo cáo hàng tồn kho của Công ty;
– Thực hiện các thủ tục đóng, mở tài khoản; giao dịch với các tổ chức tín dụng;
– Quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng mua sắm tài sản; theo dõi phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình biến động, quản lý các quỹ của doanh nghiệp theo chế độ và quy chế quản lý tài chính;
– Thường trực công tác thanh tra tài chính, quản lý tài sản, doanh thu, chi phí và chấp hành đúng quy định Nhà nước và tổ chức;
– Giải quyết các vướng mắc với cơ quan thuế, trực tiếp làm việc giải trình với các đoàn thanh tra thuế;
– Lập kế hoạch đấu thầu, chỉ định thầu và các hồ sơ liên quan đến việc mời thầu, thông báo trúng thầu các gói thầu thuộc thẩm quyền của Công ty để trình phê duyệt;
– Thực hiện lập dự toán, hồ sơ thanh, quyết toán giá trị và thanh lý cho các đơn vị thi công và cung cấp các dịch vụ sửa chữa, vật tư thiết bị cho đơn vị;
– Xây dựng các báo cáo theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền, lập dự toán, kế hoạch SXKD tháng, quý, năm cho Công ty; xây dựng kế hoạch giá thành hàng nam trình cấp thẩm quyền thông qua và phê duyệt;
* Phòng Quản lý Kỹ thuật – Công nghệ:
Giúp việc cho TGĐ về các nội dung sau:
– Quản lý thiết kế và tư vấn xây dựng;
– Quản lý về khối lượng – biện pháp để lập dự toán thi công;
– Quản lý tiến độ thi công, nhật ký thi công;
– Quản lý về chất lượng công trình, giám sát thi công;
– Quản lý nghiệm thu kỹ thuật, bảo hành công trình;
– Quản lý công tác an toàn lao động và Vệ sinh lao động;
– Quản lý vật tư, thiết bị, công nghệ của đơn vị;
– Quản lý về cơ giới, điện nước Công ty;
– Quản lý Tổ QLVH đường dây:
+ Chức năng nhiệm vụ của Tổ QLVH đường dây: Quản lý vận hành hệ thống đường điện của Công ty; đảm bảo hành lang an toàn cho toàn bộ hệ thống lưới điện;
* Bộ phận sản xuất:
Thực hiện các nội dung sau:
– Công nhân vận hành: Vận hành các tổ máy phát điện an toàn và hiệu quả; thực hiện báo cáo thường xuyên về công tác vận hành, sự cố với lãnh đạo được biết và kịp thời xử lý;
– Tổ Kỹ thuật: Đảm bảo công tác sửa chữa các thiết bị của Công ty, thực hiện báo cáo các sự cố lớn ngoài khả năng tự thực hiện để trình cấp thẩm quyền phê duyệt thuê đơn vị sửa chữa;
– Tổ vận hành đầu mối: Vận hành hệ thống an toàn Đập tại Khu đầu mối, thực hiện báo cáo thường xuyên với lãnh đạo về tình hình lưu lượng nước tại hồ Nước Lạnh.